0933289525
Loading...

Gỗ ghép để làm gì? Hiểu rõ hơn về gỗ ghép và bảng giá gỗ ghép

Mở/Đóng

    CÔNG TY GỖ GHÉP NAM ANH

    Đ/C: C6/18D VÕ VĂN VÂN, ẤP 3, XÃ VĨNH LỘC B, HUYỆN BÌNH CHÁNH ( KẾ BÊN CÂY XĂNG BÌNH MINH)

    Điện thoại: 0933.289.525 (Call,Zalo)

    Bảng giá ván gỗ ghép cao su

    QUY CÁCH (1m2x2m4)Ván Gỗ Ghép Cao Su Thanh 
    Loại CCLoại BCLoại ACLoại AB
    8mm290.000410.000460.000 
    10mm360.000420.000480.000 
    12mm380000450.000490.000 
    15mm460.000570.000620.000650.000
    17mm510.000595.000640.000710.000
    18mm520.000610.000660.000740.000
    20mm570.000650.000680.000850.000
    22mm600.000680.000720.000 
    25mm840.000890.000940.000 

    Chúng tôi còn nhận phủ veneer với giá tận xưởng sản xuất.

    Veneer sồiVeneer Xoan ĐàoVeneer gõ đỏVeneer Óc chó
    1 Mặt A 2 Mặt AB1 Mặt A 2 Mặt AB1 Mặt A 2 Mặt AB1 Mặt A 2 Mặt AB
    125.000230.00085.000160.000240.000460.000245.000465.000

     

    Bảng giá gỗ ghép tràm, gỗ keo ghép

    QUY CÁCH (1m2x2m4)Ván Gỗ Ghép Tràm, Gỗ keo ghép thanh 
    Loại CCLoại BCLoại ACLoại AB
    8mm290.000410.000460.000 
    10mm350.000480.000530.000 
    12mm450.000520.000590.000 
    15mm470.000570.000620.000650.000
    17mm500.000580.000640.000710.000
    18mm515.000610.000660.000740.000
    20mm570.000650.000680.000850.000
    22mm600.000680.000720.000 
    25mm840.000890.000940.000 

    Chúng tôi còn nhận phủ veneer với giá tận xưởng sản xuất.

    Veneer sồiVeneer Xoan ĐàoVeneer gõ đỏVeneer Óc chó
    1 Mặt A 2 Mặt AB1 Mặt A 2 Mặt AB1 Mặt A 2 Mặt AB1 Mặt A 2 Mặt AB
    125.000230.00085.000160.000240.000460.000245.000465.000

     

    Bảng giá gỗ ghép thông

    QUY CÁCH (1m2x2m4)Ván Gỗ Ghép Thông 
    Loại CCLoại BCLoại ACLoại AB
    8mm350.000490.000  
    10mm390.000520.000570.000610.000
    12mm420.000520.000590.000650.000
    15mm530.000620.000650.000690.000
    17mm550.000650.000690.000740.000
    18mm  720.000760.000
    20mm590.000670.000630.000780.000
    22mm  720.000 
    25mm  790.000 

     

    Nhận gia công phủ keo bóng poly giá rẻ

    Chúng tôi còn nhận phủ veneer với giá tận xưởng sản xuất.

    Veneer sồiVeneer Xoan ĐàoVeneer gõ đỏVeneer Óc chó
    1 Mặt A 2 Mặt AB1 Mặt A 2 Mặt AB1 Mặt A 2 Mặt AB1 Mặt A 2 Mặt AB
    125.000230.00085.000160.000240.000460.000245.000465.000

    Gỗ mang lại sự sang trọng cho thiết kế nội thất, nhà ở. Tuy nhiên, trang trí bằng gỗ tự nhiên có chi phí khá đắt và thường dễ bị mối mọt, cong vênh. Vì thế, gỗ ghép là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Vậy gỗ ghép là gì? Giá gỗ ghép có đắt không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

    Nội dung bài viết

    1. Thông tin về gỗ ghép

    1.1 Gỗ ghép là gì?

    Trang trí bằng nội thất gỗ không chỉ là xu hướng trang trí hiện đại mà còn tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Hơn thế nữa gỗ còn tượng trưng cho mùa xuân, sự cân bằng và điều hòa năng lượng.

    Gỗ ghép là một loại gỗ được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ thành tấm gỗ có kích thước lớn hơn nhờ keo kết dính và quy trình ghép hiện đại.

    Vì thế gỗ ghép vẫn mang vẻ đẹp của gỗ tự nhiên, từ màu sắc đến đường vân. Không chỉ thế, gỗ ghép còn có thêm những ưu điểm của gỗ công nghiệp như độ bền cơ lý, khả năng chống thấm, chịu lực tốt hơn.

    Gỗ ghép công nghiệp còn có tên gọi khác là gỗ ghép thanh hay ván ghép thanh.

    Nguyên liệu để sản xuất gỗ ghép có thể là các loại gỗ phi tiêu chuẩn như bìa bắp của các phân xưởng, thanh gỗ có đường kính nhỏ hay gỗ tận dụng khác.

    Để tăng tính kết dính, nhà sản xuất sử dụng các loại keo chuyên dụng như Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAc).

     

    1.2 Quy trình sản xuất

     

    Quy trình sản xuất gỗ ghép trải qua 5 bước, đó là:

    • Bước 1: Sơ chế nguyên liệu gỗ đầu vào bằng máy và chia thành các thanh gỗ tiêu chuẩn
    • Bước 2: Các thanh gỗ được xử lý để loại bỏ các tác nhân gây nấm mốc, mối mọt
    • Bước 3: Các đầu/cạnh thanh gỗ được tạo mộng rồi ghép lại với nhau bằng máy theo những kiểu ghép được quy định. Sau đó, tấm gỗ được xử lý bằng keo để tăng độ kết dính
    • Bước 4: Chà nhám, làm nhẵn bề mặt tấm gỗ
    • Bước 5: Hoàn thiện sản phẩm và lưu kho

     

    1.3 Phân loại gỗ ghép

     

    Dựa theo các tiêu chí về loại mặt gỗ, kích thước, độ dày và loại gỗ ban đầu mà gỗ ghép được chia thành nhiều loại khác nhau.

    Theo loại mặt gỗ, gỗ ghép được chia thành 5 loại, đó là:

    • Gỗ ghép chất lượng A/A: Đây là loại gỗ ghép có chất lượng tốt nhất, bề mặt đẹp không có đường chỉ đen hay mắt chết, màu sắc hài hòa. Loại gỗ này thích hợp cho những không gian yêu cầu tính thẩm mỹ cao hay để làm những sản phẩm có mẫu mã đẹp và chất lượng.
    • Gỗ ghép chất lượng A/B: Tấm gỗ có một mặt đẹp (mặt A) và một mặt có chất lượng kém hơn (mặt B – có ít mắt chết và đường chỉ đen, đường kính nhỏ hơn 5mm). Loại gỗ này thích hợp để làm mặt bàn, cửa, tủ, vách ngăn…
    • Gỗ ghép chất lượng A/C: Tấm gỗ có một mặt A và một mặt C (chất lượng kém hơn mặt B). Mặt C có nhiều đường chỉ đen, mắt chết, màu sắc kém. Loại gỗ này thường được dùng làm sàn nhà hay ốp tường.
    • Gỗ ghép chất lượng B/C: Tấm gỗ có chất lượng khá kém, màu sắc không đẹp, gồm một mặt B và một mặt C.
    • Gỗ ghép chất lượng C/C: Đây là loại gỗ có chất lượng xấu nhất, 2 mặt C không có tính thẩm mỹ cao.

     

    Dựa theo kích thước, có 2 loại gỗ ghép phổ biến là gỗ ghép 1220mm x 2440mm và gỗ ghép 1000mm x 2000mm. Tuy nhiên, kích thước có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của khách hàng.

    Dựa vào độ dày, có 3 loại gỗ ghép phổ biến là gỗ ghép dày 12mm, 15mm và 18mm. Cũng như kích thước, độ dày tấm gỗ có thể thay đổi theo nhu cầu đặt hàng.

    Gỗ ghép còn được phân loại theo nguyên liệu đầu vào như gỗ thông ghép, gỗ ghép cao su, gỗ ghép tràm,…

    1.4 Các kiểu ghép

    • Ghép song song:

    Là cách ghép song song các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau, chiều rộng có thể khác nhau, thành một tấm gỗ lớn. Khi nhìn ngang sẽ thấy vết ghép là một đường thẳng.

     

    • Ghép mặt (Ghép nối đầu):

     

    Đầu các thanh gỗ ngắn sẽ được xẻ thành các mối răng cưa so le, sau đó ghép lại với nhau tạo thành các thanh gỗ có chiều dài bằng nhau. Các thanh gỗ tiếp tục được ghép song song tạo thành tấm gỗ lớn. Trên bề mặt tấm ván có vết ghép hình răng cưa.

     

    • Ghép cạnh (Butt-Joint Board):

     

    Cạnh các thanh gỗ ngắn được xẻ theo hình răng cưa rồi được ghép lại với nhau tạo thành thanh gỗ có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song để tạo thành tấm gỗ. Điểm nhận biết gỗ ghép cạnh là khi nhìn cạnh ván sẽ thấy vết ghép hình răng cưa.

     

    • Ghép giác (Scarf-joint Board):

     

    Phần đầu các thanh gỗ được cắt tạo thành đầu nhọn, dẹt rồi ghép lại thành các thanh gỗ chiều dài bằng nhau và tiếp tục ghép song song. Khi nhìn ngang cạnh ván sẽ thấy vết ghép là đường chéo thẳng.

     

    1.5 Kích thước tiêu chuẩn

     

    Độ ẩm (%)

    8 – 12%

    Độ dày tiêu chuẩn

    12, 15, 18, 20, 22, 25 mm

    Kích thước tiêu chuẩn

    1220mm x 2440mm ; 1000mm x 2000mm

    Sai số

    Độ dày-0,0mm / + 0,3mm
    Chiều rộng-0,0mm / + 5,0mm
    Chiều dài-0,0mm / + 10,0mm

    2. Ưu nhược điểm của gỗ ghép

    2.1. Ưu điểm của gỗ ghép

    Mỗi loại gỗ ghép đều kế thừa những ưu điểm của gỗ tự nhiên (nguyên liệu đầu vào) và có thêm những ưu điểm nổi bật của gỗ công nghiệp.

    • Không bị cong vênh, mối mọt, ẩm mốc
    • Bề mặt có độ bền màu cao, chịu va đập và chống trầy xước và chống thấm tốt
    • Giá gỗ ghép công nghiệp rẻ hơn gỗ tự nhiên
    • Nhiều loại bề mặt đa dạng, đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau
    • Dễ gia công, sản xuất với số lượng lớn
    • Tính ứng dụng cao, có thể thay thế gỗ tự nhiên trong thi công và thiết kế nội thất

     

     

    2.2. Nhược điểm của gỗ ghép 

     

    Gỗ ghép cũng có một số nhược điểm.

    • Do ghép từ những thanh gỗ khác nhau nên bề mặt ít có sự đồng đều về đường vân và màu sắc
    • Chỉ có gỗ ghép mặt A/A thì chất lượng và màu sắc mới đáp ứng được các công trình có yêu cầu thẩm mỹ cao, giá thành loại gỗ này cũng cao hơn 4 loại còn lại.

    3. Ứng dụng

    • Thiết kế nội thất trong nhà: tủ bếp, bàn trà, kệ gỗ, giường, cầu thang…

    Gỗ ghép có bề mặt và màu sắc đẹp như gỗ tự nhiên, hơn nữa lại dễ di chuyển gỗ ghép được ứng dụng nhiều trong các thiết kế nội thất gia đình, văn phòng, trường học. Các sản phẩm bàn, tủ, ghế… làm từ gỗ ghép không chỉ mang vẻ đẹp sang trọng của gỗ tự nhiên mà còn có độ bền tốt và chất lượng vượt trội.

     

    • Làm sát nhà, tấm ốp tường

     

    Sử dụng các loại keo chuyên dụng và quy trình sản xuất hiện đại đã làm tăng những tính năng cơ lý của gỗ ghép. Tấm gỗ có độ cứng và độ bền tốt hơn, ít bị mối mọt, cong vênh như như gỗ tự nhiên. Vì thế, gỗ ghép sẽ là lựa chọn phù hợp để lát sàn, ốp tường. Hơn nữa giá thành gỗ ghép rất phải chăng nên sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí khi trang trí hay xây dựng.

     

    4. Địa chỉ kinh doanh

     

    Gỗ ghép công nghiệp là một sản phẩm khá phổ biến nên bạn có thể tìm mua dễ dàng tại nhiều cửa hàng bán vật liệu gỗ, xưởng sản xuất, làng nghề hay mua online trên website. goghepphuongnam.com

     

    Tại TP.HCM, địa chỉ : 022 lô A chung cư gò dầu 2 đường tân sơn nhì quận tân phú

     

    5. Báo giá gỗ ghép công nghiệp

     

    So với gỗ tự nhiên, giá gỗ ghép công nghiệp thấp hơn khá nhiều. Tuy nhiên, phụ thuộc vào loại gỗ, loại mặt gỗ, độ dày và kích thước mà giá một tấm gỗ ghép có thể thay đổi đôi chút.

    Những tấm gỗ mặt A/A sẽ có giá cao hơn tấm gỗ mặt A/B, B/C… vì chất lượng và tính thẩm mỹ cũng cao hơn.

    Nhìn chung, giá gỗ ghép không quá đắt, phù hợp với nhiều mức chi tiêu khác nhau.

    Bên cạnh gỗ ghép thì ván dăm và ván MDF là 2 loại gỗ công nghiệp thông dụng trên thị trường cũng có mức giá phải chăng và nhiều ứng dụng đẹp, hữu ích.

    Ván dăm và ván MDF có thành phần khoảng 80% là nguyên liệu gỗ tự nhiên, kết hợp cùng keo chuyên dụng và quy trình ép hiện đại. Nên 2 loại ván này vừa có những ưu điểm về vẻ đẹp, chất lượng của gỗ tự nhiên, vừa có thêm những tính năng vượt trội như chống thấm, chống cháy, chống trầy xước tốt.

    • Chia sẻ qua viber bài: Gỗ ghép để làm gì? Hiểu rõ hơn về gỗ ghép và bảng giá gỗ ghép
    • Chia sẻ qua reddit bài:Gỗ ghép để làm gì? Hiểu rõ hơn về gỗ ghép và bảng giá gỗ ghép

    Danh mục tin tức

    Loading...